Hàng trăm con rắn đu mình trên cây tại "vương quốc" độc xà
Ảnh: Zing.vn
Đó là những hình ảnh tại trại rắn Đồng Tâm (tỉnh Tiền Giang). Rất nhiều loài rắn cực độc như hổ mang chúa, hổ mèo, cạp nia, đẻn biển... được nuôi dưỡng tại đây.
Năm 1997, trại rắn Đồng Tâm ra đời với mục đích nuôi lấy huyết thanh kháng nọc cứu chữa mọi người. 35 năm sau, trại rắn Đồng Tâm trở thành một “địa chỉ rắn” nổi tiếng cả nước.
Những chùm rắn lục xanh quấn vào nhau trên những cành cây. Ảnh: Zing.vn
Dẫu đã có tên mới với chức năng hoạt động đa dạng hơn là Trung tâm Nuôi trồng nghiên cứu chế biến dược liệu Quân khu 9, song nhiều người vẫn gọi nơi này với cái tên quen thuộc trại rắn Đồng Tâm.
Trại đã được tặng danh hiệu Anh hùng lao động, Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam và đây cũng là địa chỉ tham quan, nghiên cứu về rắn của nhiều khách du lịch, sinh viên trong và ngoài nước.
Rắn ở đây được nuôi thả tự do phân thành các khu vực khác nhau. Ảnh: Thông tin du lịch
Những con rắn lục đang quấn lấy nhau dưới các tán lá. Ảnh: Thông tin du lịch
Du khách tới đây sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng hàng trăm loại rắn khác nhau, từ những loài rắn hiền lành (rắn nước, rắn gáo,...), đến các loài rắn độc (hổ ngựa, rắn hổ cạp nong, hổ mai gầm,...) hay hững loài động vật quí hiếm như trăn, cá sấu, ba ba, cáo, gấu...
Đại úy Nguyễn Hữu Viên, nhân viên đội nuôi rắn trại Đồng tâm, cho biết trên tờ Tuổi trẻ, việc khó nhất là chăm rắn hổ người dân bắt được đưa vào trại. Loài rắn hoang này thường không chịu ăn và nhân viên trại nuôi phải đút cho rắn ăn từng con chuột, con cóc.
Hàng trăm con rắn đu mình trên cây trong trại Đồng Tâm. Ảnh: Zing.vn
Các nhân viên nuôi rắn thường xuyên theo dõi để phát hiện con nào ăn kém, có dấu hiệu bệnh hoặc nôn thức ăn để cho chúng uống thuốc kịp thời.
Thậm chí, nhân viên nuôi rắn trở thành “bác sĩ thú y” chuyên chích thuốc ngay khi phát hiện rắn viêm phổi, viêm phế quản, bị ký sinh trùng, rối loạn tiêu hóa…
Bác sĩ – trung tá Vũ Ngọc Lương (Phó giám đốc trại rắn Đồng Tâm) nói: “Người nuôi rắn phải xem rắn như bạn và phải biết rắn bị bệnh gì để chữa cho phù hợp”.
Hiện, trại rắn Đồng Tâm có hơn 100 rắn hổ chúa bố mẹ và hơn 100 rắn hổ chúa con. Rắn hổ chúa lớn nhất hiện còn sống trong trại rắn Đồng Tâm nặng 12 kg với tuổi thọ khoảng tám năm.
Rắn hổ mang chúa, một loại rắn cực độc, được xếp bậc "E""trong sách đỏ Việt Nam đang được nuôi dưỡng tại Trại rắn Đồng Tâm. (Ảnh: Báo ảnh Việt Nam)
Hổ mang chúa (hay còn gọi là rắn hổ mây bởi tốc độ di chuyển nhanh) được xem là loài rắn độc lớn nhất thế giới. Ảnh: Zing.vn
Hổ mang, hay còn gọi là hổ đất, hổ mang bành... là loài rắn cực độc, sinh sống nhiều tại các tỉnh miền Tây.
Trại rắn Đồng Tâm cũng được xem là bảo tàng về rắn đầu tiên ở Việt Nam, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan.
Đến đây, du khách ngoài việc xem khu nuôi rắn, còn được xem cách cho rắn ăn, chơi với rắn…
(Theo sonha.vn)